THE RATIONALE
As an employer, you are worried why your staff, from senior to junior, are leaving more and more. HR advises you to talk to people, persuade them, do the exit interview, staying staff survey, even anonymous survey to expect the staff to tell the truth, etc.
But in the end, you are still not sure why they left. The following are the 06 most frightening reasons for employees who quit and also for employers:
P/S: Ironically, there is no reason related to low wages, excessive working hours, etc.
1
Lãnh đạo cao nhất tùy ý quy chụp cho cấp dưới những vấn đề không được quy định trong quy chế, quy định của công ty. Nhưng sợ nhất là không chỉ quy chụp mà còn xúc phạm, mạt sát bằng những căn cứ vô lý, thiếu thuyết phục
Nhân sự có kiến thức về luật pháp và quy định sẽ đấu tranh. Nhân viên không biết và sợ bị trả đữa sẽ bỏ đi và không bao giờ nói lý do tại sao để yên ổn tìm công việc khác
3
Lãnh đạo o bế nhân viên "yêu thích" hoặc "hàng xách tay" mặc kệ các vi phạm, các hành vi chèn ép nhân viên cấp dưới, nói xấu, gây mâu thuẫn nội bộ, thách thức nhân viên đối đầu với mình
Nhân viên đa phần bỏ cuộc với trường hợp này. May chăng có nhân sự cấp cao hơn "hàng xách tay" bản lĩnh hơn đưa ra các căn cứ vi phạm cụ thể nếu có trong quy định quy chế để gây sức ép cho lãnh đạo xử lý hành vi này. Nếu không có nhân vật này, tập thể tự sợ hãi, ức chế, chán nản mà dần bỏ đi
5
Lãnh đạo lớn "giấu mặt" đổ trách nhiệm cho lãnh đạo nhỏ khi cần thiết. Lãnh đạo nhỏ bản lĩnh tìm cách đối mặt. Lãnh đạo không bản lĩnh đổ lỗi tiếp hoặc chơi xấu nhân viên cấp dưới theo một vòng luẩn quẩn không bao giờ dứt
Nhân sự đa phần chứng kiến và chán nản, không tập trung và giảm hiệu quả làm việc vì các lãnh đạo mâu thuẫn. Ra đi là biện pháp đơn giản hơn là ở lại mắc kẹt trong mạng nhện rối rắm ấy
2
Lãnh đạo chịu trách nhiệm cao nhất vi phạm chính quy định mình đưa ra, mâu thuẫn với chính quyết định mà mình ký một cách tùy ý và thường xuyên
Nhân sự có kiến thức về quản trị tổ chức sẽ khuyên bảo, thuyết phục nếu họ thấy lãnh đạo có khả năng thay đổi. Nhân sự mất niềm tin vì "lãnh đạo luôn đúng" sẽ đầu hàng ra đi.
4
Lãnh đạo đánh giá nhận định chất lượng công việc cá nhân, đội nhóm bằng sự cảm tính, nông nổi, thiếu căn cứ xác thực. Đặc biệt "khủng khiếp" khi lãnh đạo dùng nhận định này để trù dập mạt sát cá nhân, đội nhóm liên tục để ép họ ra đi dù có hay không căn cứ hợp pháp để sa thải
Nhân sự bản lĩnh không sợ bất công sẽ tìm cách đối đầu lãnh đạo bằng các căn cứ pháp lý có giá trị. Nhân sự khác bỏ cuộc vì ngoài bản lĩnh, họ cần thời gian để thu thập thông tin mà thật "ác mộng" khi công ty làm việc chỉ qua Zalo, facebook
6
Lãnh đạo lớn nhỏ toàn dùng hàng hiệu, nói chuyện triệu đô mà bất kỳ khi nào, với bất kỳ ai cũng tìm mọi cách cắt giảm chi phí. Từ đàm phán bằng được giảm 1-2 triệu tiền lương tuyển "nhân tài", đến hạn chế nước uống, giấy vệ sinh cho văn phòng để tiết kiệm
Hóa ra không chỉ nhân sự người nước ngoài mà cả người Việt cũng không chịu nổi mô hình quản lý thắt chặt nhưng "bủn xỉn" thực ra đang làm tăng vọt chi phí nhân tài bỏ đi, đội ngũ tuột mood không muốn làm việc, v.v mà phần lớn doanh nghiệp không quan tâm tính toán trên bảng cân đối kế toán